Bệnh gai xương gót chân là bệnh mà có một xương nhỏ được mọc nhô ra ở phía dưới gót chân mà người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy được trên phim chụp X-quang. Đây là bệnh lý thường gặp ở người trung niên, vận động viên, những người làm việc phải đi đứng nhiều, khiêng vác vật nặng,…tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới nam và nữ ngang bằng nhau.
Bệnh gai xương gót chân hình thành gai xương gót chân
Vùng gan chân là nơi phải chịu sự đè nén của sức nặng cơ thể nhiều nhất, khi bạn nhấc một chân lên, chân còn lại sẽ làm trụ để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Và khi bạn di chuyển, trọng lượng dồn lên chân làm trụ gấp 20 lần trọng lượng cơ thể. Nhưng lúc này đây, trọng lượng đó sẽ được làm nhẹ lại bởi một lớp mỡ mềm đệm dưới gót chân cùng với một bản gân gan gót dày và rộng.
Bệnh gai xương gót chân dễ gặp ở những người phải làm công việc mang vác nặng thường xuyên, người chơi thể thao khởi động không kỹ,… vì sức nặng cơ thể sẽ đè lên quá mức vào vùng bắp chân và gân cơ Achille, lúc này toàn bộ sức nặng sẽ tập trung vào vùng gót chân. Lúc này cơ cẳng chân và gân Achille bị quá tải sẽ làm căng gân cơ vùng gan chân dẫn đến viêm quanh gân, nguy hiểm hơn có thể là đứt gân cơ.
Người chơi thể thao dễ bị bệnh gai xương gót chân
Cơ của vùng gan chân có xu hướng co lại theo phản xạ tự nhiên để chống lại các chấn thương gây tổn thương cơ, do đó hiện tượng đau tại chỗ sẽ giảm đi môi khi ngồi hoặc thả lỏng chân. Cơ thể con người có cơ chế tự khắc phục những tổn thương giống như cách nó tự sửa chữa các chỗ xương bị gãy, tức là khi đó cơ thể sẽ tự bồi đắp thêm một lớp canxi mới bao bọc quanh gân gan chân. Kết quả là hình thành mảnh xương nhỏ ở mắt dưới gót chân, đó chính là bệnh gai xương gót chân mà nhiều người mắc phải.
Ai là người có nguy cơ mắc bệnh gai gót chân
- Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người béo phì, tuổi trung niên (trên 40 tuổi), những người này lớp mỡ đệm ở gan gân chân co lại, thoái hóa theo thời gian dẫn đến cơ chế đệm kém hiệu quả.
- Những vận động viên phải luyện tập với cường cao, thi đấu hàng ngày.
- Những người có khiếm khuyết ở chân như tật bàn chân hơi sấp, quặp vào trong.
- Những người phải mang giày cao gót đi đứng thường xuyên.
Giày cao gót là nguyên nhân gây bệnh gai xương gót chân
Nhận biết bệnh gai xương gót chân như thế nào
Người bệnh sẽ cảm thây đau nhức nhối, chói buốt vùng gan chân hay xương gót, điển hình với kiểu đau cơ học: đau tăng cao sau một đợt vận động mạnh kéo dài, sau đó giảm khi nghỉ ngơi một thời gian.
Đặc biệt là vào buổi sáng, cơn đau sẽ xuất hiện ngay khi bạn vừa bước đi, phải đi đi lại lại một lúc lâu thì mới giảm cảm giác đau.
Cơn đau tăng cao khi người bệnh gai xương gót chân khiêng vác nặng hoặc đi trên bề mặt cứng
Người bệnh có thể tự dùng ngón tay cái ấn vào chỗ gót chân đau, cơn đau sẽ chói và buốt hơn. Nếu người bệnh chỉ đứng bằng gót chân đau thì cơn đau sẽ tăng nhiều hơn.
Người bệnh cần chụp Xquang nhằm phát hiện những tổn thương nguy hiểm khác hơn như viêm nhiễm xương, gẫy xương, u xương gót hoặc áp xe phần mềm tại chỗ vì chúng cũng có cùng những cơn đau gót chân như bệnh gai xương gót chân
Mức độ nguy hiểm của bệnh gai xương gót chân
Trường hợp nặng có thể đứt gân gan chân
Về cơ bản bệnh gai xương gót không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng việc điều trị dứt điểm thì rất khó.
Với những trường hợp bị đau it, tổn thương gân nhẹ sẽ giảm đau sau vài tuần hay vài tháng nhưng dễ tái phát trở lại. Những trường hợp nặng thì có thể làm đứt gân gan chân.
Biện pháp phòng ngừa
Người chơi thể thao nên dành thời gian để khởi động cho kỹ các khớp cổ chân và căng cơ chân cho nóng trước khi chơi. Sau khi chơi thể thao xong nên thư giãn, thả lỏng chân, gác chân lên cao và kết hợp với mát xa chân.
Mát xa chân sau khi chơi thể thao
Với người thích chạy bộ thì nên chạy bộ với quãng đường ngắn, không nên chạy một lần với quãng đường dài.
Nên mang các loại giày đế mềm, có miếng lót đệm chân. Hạn chế mang giày cao gót, khi chơi thể thao cần mang loại giày thích hợp với bộ môn mà mình chơi.
Chưa có Bình Luận " Tổng quan về bệnh gai xương gót chân "